Ngành nhựa Việt Nam đang trong quá trình thay đổi để giữ vững doanh thu và lợi nhuận, tìm kiếm cơ hội hướng đến phát triển bền vững

4 tháng trước

iệt Nam thay đổi để giữ vững doanh thu và lợi nhuận

Năm 2023, ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều thử thách, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa giảm 5,7% so với 2022. Doanh thu ngành đạt 25 tỷ USD, giảm 0,7% so với 2022. Trong quý I/2024, doanh thu ngành nhựa đạt 13,7 nghìn tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Ngành nhựa Việt Nam thích ứng với sự thay đổi của thị trường nửa đầu năm 2024

Nguồn: VietstockFinance

 

Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành nhựa không theo hướng đó. Lãi ròng quý đầu năm nay đạt mức cao nhất trong nhiều năm. Biên lãi gộp quý 1/2024 là 15.2%, thấp 1,5% so với quý cuối năm ngoái, nhưng là mức cao nhất kể từ quý 3/2020. 

 

Ngành nhựa Việt Nam thích ứng với sự thay đổi của thị trường nửa đầu năm 2024

Nguồn: VietstockFinance

 

Theo VietstockFinance, giữa tháng 5, 28 doanh nghiệp nhựa đã thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2024 và nhìn chung kết quả tích cực so với năm trước. 16 công ty báo lãi tăng, 2 công ty chuyển lỗ sang lãi và 3 công ty bớt lỗ, 6 công ty giảm lãi và 1 công ty từ lãi thành lỗ.

 

Để ổn định kinh doanh, một số doanh nghiệp ngành nhựa đã điều chỉnh chiến lược và  ghi nhận sự tăng trưởng. Cụ thể, nhờ áp dụng chiến lược mở rộng và đa dạng kênh phân phối bán hàng, doanh thu Nhựa Việt Thành đạt 902 tỷ đồng, tăng 16,9 % so với quý trước. 

 

Trong nhóm doanh nghiệp chuyển từ thua lỗ sang có lãi hoặc giảm lỗ, yếu tố chính là các công ty đã tối ưu hóa quy trình sản xuất ngành nhựa và giảm chi phí. Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam công bố lãi dựa vào việc hoàn nhập dự phòng cho hàng tồn kho giảm giá.

 

Xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo tăng trưởng mạnh mẽ

Theo Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm, ngành nhựa Việt Nam đã xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo đạt 449.426 tấn và doanh thu 482 triệu USD, tăng 62,5% về lượng và 48,2% về giá trị. Các sản phẩm từ chất dẻo cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh, doanh thu là 905 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

 

Ngành nhựa Việt Nam thích ứng với sự thay đổi của thị trường nửa đầu năm 2024

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

Tháng 1/2024, ba thị trường chính nhập khẩu chất dẻo của ngành nhựa nước ta là Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo sang Indonesia đạt 64.476 tấn, thu về 67,8 triệu USD. Trung Quốc nhập khẩu 43.591 tấn, giá trị đạt 36,6 triệu USD. Lượng nhập khẩu Ấn Độ đạt 19.134 tấn, thu về hơn 20,1 triệu USD.

 

Doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam tìm kiếm cơ hội trong thách thức

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa và chính sách mới về nhựa nguyên sinh, doanh nghiệp ngành nhựa của ngành nhựa Việt Nam đang tích cực tìm kiếm giải pháp và đầu tư vào công nghệ tái chế.

 

Bài toán ô nhiễm nhựa và chính sách giảm thiểu sử dụng nhựa nguyên sinh

Theo các chuyên gia môi trường, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn cần đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất và giảm chất thải.

 

Theo số liệu thống kê, 3,2 triệu tấn là lượng nhựa ngành nhựa Việt Nam mỗi năm thải ra. Trong đó có hơn 30 tỷ túi ni lông, hơn 80% số túi này bị thải ra môi trường sau khi chỉ sử dụng một lần.

 

Ngành nhựa Việt Nam thích ứng với sự thay đổi của thị trường nửa đầu năm 2024

Các doanh nghiệp ngành nhựa đứng trước bài toán ô nhiễm nhựa

 

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (Hiệp hội Nhựa Việt Nam) nhận xét: “Các doanh nghiệp thích sử dụng nhựa nguyên sinh làm nguyên liệu đầu vào bởi dễ sản xuất, còn sử dụng nhựa tái chế sẽ đòi hỏi phải thay đổi công nghệ cho phù hợp để thiết kế bao bì sản phẩm”.

 

Cụ thể, nguồn nhựa trong nước có nhiều tạp chất làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế. Nguồn cung cho sản xuất không ổn định khiến việc lập kế hoạch và mở rộng sản xuất khó khăn. Điều này tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trong triển khai dự án tái chế.

 

Không chỉ liên quan đến sản xuất nhựa sinh học hay tái chế, việc quản lý chất thải cũng buộc doanh nghiệp phải đầu tư thêm. Doanh nghiệp tiếp tục rơi vào thế khó khăn, nhưng không bỏ qua trách nhiệm với môi trường.

 

Ngành nhựa Việt Nam tiếp cận công nghệ và nguyên vật liệu mới 

Trong giai đoạn từ 2023 đến 2028, ngành công nghiệp nhựa tái chế của dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 8,36%. Ngoài ra, ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt quy mô 409,9 nghìn tấn vào năm 2028.

 

Các nhà sản xuất của ngành nhựa Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm và áp dụng công nghệ tiên tiến cùng với các loại vật liệu mới nhằm bảo vệ môi trường. Các chiến lược đặt ra sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, tiến tới một nền sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.

 

Trước xu thế này, các công ty nhựa đang từng bước chuyển hướng vào đầu tư vào sản xuất bền vững. Cụ thể, Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân đã xây dựng nhà máy áp dụng công nghệ Bottle to Bottle. Chai nhựa đã sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

 

Tiềm năng thu hút nhà đầu tư quốc tế của ngành nhựa Việt Nam

Các sản phẩm nhựa thành phẩm của Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Đức,… Trong năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa là 5,2 tỷ USD. Ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng năm 2024, con số này sẽ tăng khoảng 4%, tương đương 5,5 tỷ USD.

 

Về nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu nguyên liệu nhựa ước tính đạt 3,29 triệu tấn, trị giá 4,52 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này tăng 28% về khối lượng và 17,3% về giá trị. 

 

Đến nay, ngành nhựa Việt Nam có khả năng sản xuất được các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với công suất gần 3 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, 70% còn lại nhập khẩu từ các quốc gia khác.

 

Có thể nói, cơ hội lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam là những hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)… Ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội xuất khẩu khi các hiệp định này có hiệu lực. Từ đó đưa ngành nhựa Việt Nam ra thị trường toàn cầu mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ lên

Tin đọc nhiều nhất

ĐỂ NHẬN TIN TỨC VÀ KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI