Nga biên chế tên lửa xuyên lục địa Bulava sau 26 năm phát triển

2 tháng trước

Các đầu đạn này sở hữu tính cơ động cao và có thể thay đổi mục tiêu khi đang bay nhằm né tránh hệ thống phòng không đối phương. Ngoài ra, Bulava còn có khả năng mang theo mồi bẫy để đánh lừa lá chắn tên lửa.

"Năng lực này mang tới thách thức đáng kể cho các hệ thống phòng không, có thể khiến chúng bị quá tải khi tên lửa được phóng với số lượng lớn và theo các quỹ đạo phức tạp", CSIS cho hay.

Tổ chức này nhận định tên lửa Bulava có tầm bắn 8.300 km, song dữ liệu nguồn mở cho biết quả đạn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 9.000 km.

Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương Nga hiện vận hành tổng cộng 7 tàu ngầm lớp Borei, mỗi chiếc được trang bị 16 tên lửa Bulava.

Nga đưa tên lửa Bulava vào biên chế trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và phương Tây đang gia tăng. Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố việc NATO can thiệp vào cuộc chiến tại Ukraine có thể làm bùng phát xung đột hạt nhân.

"Sắc lệnh chấp nhận biên chế hệ thống tên lửa Bulava đã được ký hôm 7/5", Yuri Solomonov, tổng công trình sư của Viện Công nghệ Nhiệt Moskva (MITT), cơ quan phụ trách phát triển tên lửa Bulava, cho biết hôm 14/5. Ông Solomonov cũng là người phụ trách chương trình chế tạo tên lửa xuyên lục địa Topol-M và Yars của Nga.

Tên lửa đạo đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava được biên chế sau khi hoàn tất cuộc thử nghiệm cấp nhà nước cuối cùng vào tháng 11/2023. Quyết định này cũng kết thúc 26 năm nghiên cứu, phát triển Bulava của Nga.

MITT bắt đầu phát triển Bulava vào năm 1998, giai đoạn ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Mục tiêu của Nga là chế tạo mẫu tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu rắn, có thể triển khai từ các bệ phóng trên mặt đất lẫn tàu ngầm, nhằm tiết kiệm chi phí nghiên cứu và vận hành.

Tên lửa Bulava trong vụ phóng thử hồi năm 2014. Ảnh: BQP Nga

Tên lửa Bulava trong vụ phóng thử hồi năm 2014.

Sau vụ phóng đầu tiên trên mặt đất vào tháng 9/2005, tên lửa Bulava được phóng thử từ dưới nước sau đó ba tháng, với hai lần phóng thử đều thành công. Tuy nhiên, những đợt thử nghiệm trong giai đoạn 2006-2009 liên tiếp gặp thất bại do lỗi phần mềm điều khiển, tên lửa bay chệch hướng và tự hủy, cũng như sự kém ổn định ở tầng đẩy thứ ba.

Dự án được thúc đẩy sau khi Nga biên chế tàu ngầm hạt nhân lớp Borei, với kỳ vọng biến mẫu tàu ngầm này thành "nhân tố quan trọng trong lực lượng hạt nhân chiến lược tương lai của Nga".

Tên lửa Bulava hoạt động theo cơ chế ba giai đoạn phóng. Hai giai đoạn đầu sử dụng nhiên liệu rắn, giai đoạn cuối dùng nhiên liệu lỏng để tăng tính cơ động trong quá trình tách đầu đạn. Tên lửa có thể phóng ở góc nghiêng, cho phép tàu ngầm khai hỏa khi di chuyển.

Báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington, cho biết Bulava được tích hợp công nghệ Phương tiện Hồi quyển Tấn công Đa mục tiêu Độc lập (MIRV), có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Chia sẻ lên

Tin đọc nhiều nhất

ĐỂ NHẬN TIN TỨC VÀ KHUYẾN MÃI TỪ CHÚNG TÔI