Quan chức cấp cao của 'ông lớn' OPEC cho biết sẵn sàng bán dầu bằng đồng Nhân dân tệ: Đồng USD sắp mất 'ngôi vương'?
3 tháng trước
Bandar Al-khorayef, Bộ trưởng Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản Ả Rập Xê Út, thành viên OPEC, cho biết: “Petroyuan không phải là yếu tố quá quan trọng, chúng tôi tin rằng Ả Rập Xê Út sẽ làm những gì có lợi nhất. Nhưng chúng tôi sẽ luôn thử những điều mới và sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới, nỗ lực tách biệt vấn đề chính trị và thương mại.”
Trong khi đó, việc áp dụng petroyuan - sử dụng Nhân dân tệ trong các giao dịch dầu thô xuyên biên giới - được coi là bước tiếp theo để quốc tế hoá đồng tiền tệ của Trung Quốc và cũng là thách thức với đồng USD.
Tỷ trọng sử dụng đồng Nhân dân tệ đã tăng lên sau khi Moscow chịu nhiều lệnh trừng phạt. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang mở rộng phạm vi tiếp cận của đồng Nhân dân tệ trong thương mại quốc tế nói chung. Trung Quốc và Ả Rập Xê Út đã ký một thoả thuận hoán đổi tiền tệ thời hạn 3 năm vào tháng 11/2023 trị giá 50 tỷ Nhân dân tệ (7,1 tỷ USD).
Việc đồng USD được sử dụng phổ biến trong hoạt động giao thương dầu mỏ là trụ cột chính, giúp vị thế của đồng bạc xanh tăng lên với vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Ông Khorayef cho biết: “Chính sách giám sát của chúng tôi dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái cân bằng giữa đồng riyal và USD. Điều này giúp chúng tôi có cơ hội lớn để lên kế hoạch và cạnh tranh, nhưng quan trọng nhất là giúp nhà đầu tư có khả năng phòng ngừa rủi ro tiền tệ.”
Dù cho biết tâm lý sử dụng đồng Nhân dân tệ tại Ả Rập Xê Út là “tích cực” nhưng ông không xác định chính xác thời điểm áp dụng phổ biến.
Ả Rập Xê Út là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 2 đối với Trung Quốc. Lượng mua dầu của Bắc Kinh đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 86 triệu tấn vào năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức 107 triệu tấn dầu từ Nga.
Một báo cáo của S&P Global Ratings công bố vào tháng 8 cho biết việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê Út sẽ thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các giao dịch mua dầu. Song, các giao dịch này mất một thời gian mới có khả năng sinh lời.
Hiện tại, Riyadh đang tìm cách đa dạng hoá nền kinh tế và trở thành trung tâm công nghiệp ở Trung Đông. Các doanh nghiệp Trung Quốc theo đó đang khám phá thị trường này, khi Mỹ đang đưa ra nhiều hạn chế gây cản trở.
Ông Khorayef cho biết ông dự đoán 2 nước sẽ có nhiều dự án hợp tác hơn, chủ yếu dưới hình thức đầu tư của Trung Quốc, trong nhiều lĩnh vực bao gồm kim loại, dược phẩm, thành phố thông minh, robot và năng lượng tái tạo. Ông cũng nói rằng Ả Rập Xê Út hoan nghênh Trung Quốc đến và đầu tư vào xe điện.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã đến quốc gia Trung Đông này, mở một trung tâm dữ liệu đám mây và tư vấn về tự động hóa.
Ngoài ra, Ả Rập Xê Út đã đàm phán với nhiều nhà cung cấp ngành hàng không vũ trụ - bao gồm cả các công ty từ Trung Quốc, khi quốc gia này tìm cách ứng dụng đối với các sản phẩm nhôm cao cấp.
Tổng cục Hàng không Dân dụng Ả Rập Xê Út đã ký biên bản ghi nhớ với hãng sản xuất máy bay Trung Quốc Comac vào tháng 5, nhằm tìm hiểu về việc bản địa hoá ngành hàng không và phát triển chuỗi cung ứng trong nước.
Tháng 1, quốc gia vùng Vịnh này cũng đã thành lập một chương trình khuyến khích thăm dò trị giá 182 triệu USD, nỗ lực mở rộng ngành khai khoáng bằng cách khai thác trữ lượng lớn phosphate, vàng, đồng và bô-xít.
Tham khảo SCMP
Tin đọc nhiều nhất
1 năm trước
7 tháng trước
7 tháng trước
9 tháng trước
8 tháng trước
4 tháng trước
7 tháng trước
9 tháng trước
7 tháng trước
8 tháng trước
9 tháng trước
7 tháng trước
7 tháng trước
7 tháng trước
3 tháng trước
3 tháng trước
2 tháng trước
3 tháng trước
2 tháng trước
1 tháng trước
2 tháng trước
2 tháng trước
2 tháng trước
1 tháng trước
2 tháng trước
1 tháng trước
2 tháng trước
2 tháng trước
1 ngày trước
1 ngày trước
1 ngày trước
1 ngày trước
1 ngày trước