Hội đồng Tiền lương nói tăng. Doanh nghiệp đề nghị không!
1 năm trước
(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tiếp tục đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đời sống của người lao động để xác định lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của DN, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ.
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp chiều ngày 7/9/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công (NCC) tại trụ sở Chính phủ.
Về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động đang làm việc tại DN, theo ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện chính sách thu BHXH theo Luật BHXH (sửa đổi). Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay đang là 32,5%, trong đó chủ sử dụng lao động phải chi trả 22%. Nhiều chủ sử dụng lao động đề nghị giảm từ 22% xuống 18% do lo lắng tăng chi phí chi trả. Do đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tính toán xin giảm tỷ lệ đóng góp một số chi phí BHXH cho DN.
Ông Huân cho biết, ngày 2/8/2016, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu lên tới 7,3% so với năm 2016. Mức tăng 7,3% đã nhận được sự đồng thuận dù trước đó phía tổng liên đoàn đưa ra trên 10% còn VCCI chỉ đề nghị tăng 4% – 5%. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 3 hiệp hội: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số hiệp hội nước ngoài vẫn tiếp tục đề nghị năm 2017 chưa nên tăng lương tối thiểu vùng.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị LĐ-TB&XH hoàn tất việc lấy ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội DN về phương án mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 9 này.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao Bộ LĐTB&XH tiếp tục đánh giá mức lương tối thiểu này tác động tới đời sống của người lao động, doanh nghiệp; nghiên cứu bổ sung, sửa đổi căn cứ mức xác định tiền lương tối thiểu vùng; tăng cường giải pháp cung cấp thông tin thị trường lao động để bảo đảm đồng thuận xã hội trong thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng hằng năm; tổ chức sơ kết 4 năm hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, báo cáo Thủ tướng kiện toàn Hội đồng nhằm nâng cao chất lượng các khuyến nghị với Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, BHXH và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Mới đây, ngày 11/8/2016, VASEP cũng đã gửi Công văn số 123/2016/CV-VASEP tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét không tăng lương tối thiểu năm 2017, đồng thời cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng (LTT) lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp nhất cho người lao động.
VASEP cho rằng, mức tăng LTT hiện đang cao hơn nhiều so với chỉ số tiêu dùng (CPI), điều đó cho thấy đã đến thời điểm xem xét ngừng tăng LTT để bù lại cho DN và chính người lao động, giúp ổn định phát triển sản xuất và cải thiện năng lực cạnh tranh. Hiện nay, các DN chế biến thủy sản đã và đang trả lương cho người lao động luôn cao hơn lương tối thiểu từ 50-70%. Thực tế LTT là lương nền cho việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn 2% quỹ lương. Trong khi đó, mức đóng riêng cho khoản BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam cũng đang rất cao so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tăng LTT hàng năm chỉ làm tăng thêm phần nộp vào quỹ bảo hiểm và quỹ kinh phí công đoàn trong khi DN không thể lấy khoản nào để bù cho việc tăng các khoản nộp khấu trừ vào lương do tăng LTT hàng năm trong khi năng suất lao động không tăng…
Trước những vấn đề khó khăn của các DN sử dụng nhiều lao động như DN ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và chỉ nên điều chỉnh tăng sau 2-3 năm/lần, thay vì là hàng năm như hiện nay. Theo VITAS, chính sách tăng lương tối thiểu thường xuyên đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… đang gây rất nhiều khó khăn cho DN. Chỉ tính từ giai đoạn 2008 – 2016 mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm và đối với các DN FDI đã tăng 18,1%/năm.
Tin đọc nhiều nhất
1 năm trước
8 tháng trước
8 tháng trước
5 tháng trước
10 tháng trước
10 tháng trước
8 tháng trước
9 tháng trước
8 tháng trước
10 tháng trước
9 tháng trước
10 tháng trước
8 tháng trước
8 tháng trước
8 tháng trước
4 tháng trước
4 tháng trước
3 tháng trước
3 tháng trước
4 tháng trước
3 tháng trước
3 tháng trước
2 tháng trước
3 tháng trước
1 tháng trước
3 tháng trước
2 tháng trước
3 tháng trước
3 tháng trước
2 tháng trước
1 tháng trước
1 tháng trước
1 tháng trước
1 tháng trước
1 tháng trước