Ngành dệt may tăng trưởng tích cực với số lượng đơn hàng xuất khẩu lớn. Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may đều có dấu hiệu phục hồi tốt.
5 months ago
Ngành dệt may tăng trưởng như thế nào trong thời gian vừa qua?
Số lượng đơn hàng phục hồi đáng kể trong quý 1/2024
Tình hình đơn hàng của ngành dệt may trong nước năm 2024 đã có sự phục hồi đáng kể so với năm 2023. Cụ thể, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã kết nối đến hiệp hội để tìm kiếm những đơn vị nhỏ hơn và thuê gia công những đơn hàng lớn.
Năm 2024, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44 tỷ USD có thể trở thành hiện thực.
“Nếu tình hình kinh tế thế giới không có biến động lớn so với hiện nay, cũng như không có thêm các cuộc xung đột địa chính trị, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ có chiều hướng phục hồi và khởi sắc tốt” – bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong quý 1/2024 đạt 9,5 tỷ USD. Mức kim ngạch trên cũng là kim ngạch quý 1 tốt nhất trong 8 năm trở lại đây, vượt qua cả thời kỳ trước dịch. Con số này cho thấy số lượng đơn hàng ngành dệt may phục hồi tương đối tốt sau sự sụt giảm nghiêm trọng vào cùng kỳ năm 2023 (7,1 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may quý 1/2024 tăng trưởng tốt (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê)
Mỹ là thị trường chiếm gần 50% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2024 đã có kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,06 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN, điều này cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực. (Theo báo Công thương)
Sự phục hồi đơn hàng đến từ những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam đang dần hồi phục nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng tăng lên nhanh chóng, tồn kho giảm, lạm phát chững lại khiến cho các đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng lên.
Các doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư phát triển công nghệ
Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, việc đầu tư vào phát triển công nghệ sao cho phù hợp với năng lực tài chính, đáp ứng khả năng sản xuất là điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này nhằm tránh việc khấu hao thiết bị quá cao, tăng chi phí sản xuất, giảm cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Việc chú trọng đầu tư vào công nghệ không chỉ giúp gia tăng chất lượng, sản lượng mà còn đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Giúp phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng tốc độ xanh hóa.
Các doanh nghiệp hướng tới đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng; đầu tư nhiều vào hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái để đảm pha,…
Các doanh nghiệp gặp thách thức trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn ngành dệt may
Trong những năm vừa qua, ngành dệt may toàn cầu phát triển nhanh chóng. Sản lượng tiêu thụ và sản xuất của ngành dệt may tăng trưởng mạnh trong thời gian ngắn. Do đó, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác đều đối mặt với khối lượng rác khổng lồ.
Trước tình trạng này, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn giúp đảm bảo sự phát triển xanh, bền vững của ngành dệt may Việt Nam là phương án hiệu quả nhất. Mô hình này được kỳ vọng giảm thiểu tối đa lượng rác thải ngành dệt may ra môi trường.
Tuy nhiên việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.
Chưa có chính sách, quy định cụ thể về kinh tế tuần hoàn của ngành dệt may: Các quy định về kiểm kê khí nhà kính, thuế carbon… vẫn chậm hơn lộ trình áp dụng quốc tế…
Hạn chế về nguồn cung nguyên liệu xanh, bền vững cho sản xuất: Hiện nay, ngành dệt may Việt phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, việc đảm bảo tính bền vững, chất lượng cho các nguyên liệu là vô cùng khó khăn.
Giá cả là rào cản chính cho việc phát triển các sản phẩm tuần hoàn, bền vững: Các nguyên liệu dệt cho các sản phẩm xanh có giá cao hơn so với các nguyên liệu thông thường. Dẫn đến giá thành phẩm các sản phẩm xanh cao hơn khoảng 30% so với giá sản phẩm khác.
Các giải pháp thúc đẩy ngành dệt may tăng trưởng chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Nâng cao năng lực sản xuất: Ngành dệt may Việt Nam nỗ lực phát triển chất lượng, sản lượng đảm bảo cho các đơn hàng xuất khẩu. Ngoài ra góp phần thức đẩy mục tiêu phát triển bền vững qua việc sử dụng các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, nguyên liệu bảo vệ, thân thiện với môi trường.
Phát triển nguồn nhân lực và thiết bị
Cải tiến quy trình sản xuất, phương thức quản lý: Không chỉ chú trọng vào việc cải tiến quy trình, phương thức quản lý; các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng. Đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt và với mức giá hợp lý nhất.
Tăng cường xúc tiến thương mại: Việt Nam cần tích cực hơn trong viêc tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may. Đảm bảo khả năng cung ứng, sự ổn định về nguồn vốn, thiết kế, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu.
Thu hút vốn đầu tư: Để ngành dệt may tăng trưởng, có đủ nguồn lực để tham gia sâu vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước qua các dự án đầu tư trong lĩnh vực, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu.
Most read news
10 months ago
8 months ago
10 months ago
9 months ago
8 months ago
9 months ago
10 months ago
8 months ago
8 months ago
8 months ago
5 months ago
4 months ago
4 months ago
3 months ago
3 months ago
3 months ago
3 months ago
2 months ago
2 months ago
1 month ago
1 month ago
1 month ago
1 month ago
1 month ago
1 month ago